[ad_1]
Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS tại địa phương này sẽ bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian tới khi các dự án hạ tầng nghìn tỷ được gấp rút hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 4 năm nay.
Những “lực đẩy thép” giúp BĐS Móng Cái tăng nhiệt
Liên tục “về đích” trong các mục tiêu chiến lược, giữ vững “ngôi vương” trên bảng xếp hạng PCI, Quảng Ninh tiếp tục duy trì sức hút của mình trong mọi lĩnh vực trong đó có BĐS. Xứ sở “vàng đen” này cũng đón nhiều xung lực mạnh mẽ từ các quy hoạch hạ tầng giao thông nghìn tỷ đang được hoàn thiện với tiến độ “thần tốc”.
Bên cạnh Hạ Long, Vân Đồn, thành phố Móng Cái đang nổi lên là điểm sáng mới của thị trường BĐS tại Quảng Ninh bởi nhiều yếu tố. Đây là thành phố có hoạt động giao thương mạnh mẽ chiếm tới 40% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc từ cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Thứ nhất, ngoài cửa khẩu quốc tế, hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện, các điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu, trao đổi thương mại ở khu vực biên giới. Đáng chú ý là dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái vừa được thông tuyến kỹ thuật, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 4 năm nay. Khi hoàn thiện, tuyến đường này sẽ giúp Quảng Ninh trở thành tỉnh sở hữu đường cao tốc xuyên tỉnh dài nhất Việt Nam hiện nay, tạo thành tuyến cao tốc ven biển duy nhất kết nối trực tiếp, đồng bộ tới cả 3 khu kinh tế gồm khu kinh tế ven biển Quảng Yên, khu kinh tế Vân Đồn và khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.
Thứ hai, Tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ về việc xin phép cho triển khai lập Đề án Khu thương mại tự do tại TP. Móng Cái (trên diện tích 1.360 ha đất dự kiến quy hoạch để xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc)) để khai thác lợi thế hạ tầng giao thông, điểm trung chuyển chiến lược hàng hóa xuất khẩu và thu hút được các nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
Toàn cảnh TP. Móng Cái nhìn từ trên cao |
Thứ ba, sắp tới thành phố Móng Cái sẽ có sự có mặt của nhiều “đại gia” bất động tầm cỡ như Vingroup, Sungroup,… Cụ thể tại khu cửa khẩu Bắc Luân 2, Vingroup đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng đang triển khai giai đoạn 2. Việc các ông lớn đang thi nhau “kéo quân” về miền đất hứa này đầu tư nghiễm nhiên sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản và gia tăng giá trị bất động sản.
Thứ tư, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện giá đất nền tại khu vực hành lang kinh tế cửa khẩu Móng Cái chỉ từ 25 – 30 triệu đồng/m2, khu vực trung tâm thành phố dao động 45 – 80 triệu đồng/m2 tùy vào vị trí. Đây được xem là mức giá khá “mềm”, chỉ bằng 30% – 55% so với BĐS tại các khu vực cửa khẩu khác và so với mặt bằng chung tại Cẩm Phả, Vân Đồn hay Hạ Long. Cùng hạ tầng giao thông phát triển, các ông lớn nhảy vào nâng tầm giá trị bất động sản, mức giá này dự kiến sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng tốt hơn nữa trong tương lai không xa.
Khẩu vị 2022 của giới đầu tư BĐS
Sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã thay đổi “khẩu vị” của giới đầu tư đối với thị trường bất động sản tại Quảng Ninh. Thay vì lựa chọn những sản phẩm gắn liền với du lịch, nghỉ dưỡng như condotel đắt đỏ, nhà đầu tư đã chuyển sự chú ý tới loại hình đất nền, khu đô thị, hướng tới sản phẩm có sổ đỏ lâu dài, vừa ở, vừa đầu tư, vừa “tích sản” với tầm nhìn dài hạn. Trong đó, những khu đô thị được quy hoạch bài bản, đầu tư đồng bộ đến từ các chủ đầu tư uy tín nhận được quan tâm nhiều nhất bởi giá vốn phải chăng, lại đáp ứng được “khẩu vị kép”, vừa cư trú an toàn, vừa đầu tư bền vững.
Dưới góc độ đầu tư, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nhu cầu mua đất nền sở hữu pháp lý rõ ràng làm tài sản vẫn được ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư, nhất là khi nguồn cung trên thị trường sụt giảm mạnh bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
Đất nền được dự báo là kênh đầu tư hấp dẫn năm 2022 |
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, về cơ bản, thị trường đất nền vẫn đang có dư địa phát triển lớn, nhất là tại những khu vực, địa phương có sự phát triển mạnh của hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cao.
“Với kịch bản nguồn cung sản phẩm còn tiếp tục khan hiếm, lực cầu tốt, sự nóng lên của thị trường BĐS nói chung, phân khúc đất nền trong nửa đầu năm 2022 là có cơ sở. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp, nhà đầu tư không thể bỏ tiền để kinh doanh các loại hình khác, đất nền vẫn có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc đầu tư vốn thật, hạn chế sử dụng các nguồn vay vốn tín dụng, để hạn chế rủi ro”, ông Nguyễn Văn Đính cho hay.
[ad_2]