[ad_1]
Đóng góp 20% GDP cho đất nước
Tại Đại hội lần thứ V Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), ông Bùi Hồng Minh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã đánh giá cao các kết quả hoạt động tích cực của Hiệp hội VACC trong nhiệm kỳ V (2015-2020).
Theo ông Minh, lĩnh vực xây dựng hiện đang chiếm gần 20% GDP của cả nước, tương đương 65 tỷ USD/năm, nếu tính ngành liên quan mở rộng thì khoảng 80 tỷ USD/năm. Trong đó, vật liệu xây dựng chiếm khoảng 60-65%, còn lại thuộc về nhà thầu, tư vấn, thiết kế…tức khoảng 20-24 tỷ USD. Hiện, lĩnh vực xây dựng đang giải quyết việc làm cho 3,8 triệu lao động trong ngành Xây dựng, trong đó 1,8 – 2 triệu lao động tự do.
Nguyên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) khóa V. |
Trong thời gian qua, mặc dù đối mặt với nhiều tác động tiêu cực, bất ổn của nền kinh tế và dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều khó khăn cho nhà thầu nhưng Hiệp hội đã nỗ lực sát cánh, đồng hành cùng Hội viên của mình, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng như: Sửa đổi các luật như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở…; đóng góp các đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm xây dựng các chế độ, chính sách quản lý xây dựng, quy chế thầu phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh…
Hiệp hội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hội viên nâng cao năng lực chuyên môn như tổ chức thành công Hội thi thợ giỏi ngành xây dựng; Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho các thành viên của Hiệp hội; Hỗ trợ các thành viên giải quyết các tranh chấp, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng; Nâng cao năng lực cho các Hội viên viên thông qua tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo; Hòa giải, giải quyết khiếu nại bảo vệ quyền lợi cho các thành viên hiệp hội…
Nhiều khó khăn, thách thức cho nhà thầu
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bùi Hồng Minh, các doanh nghiệp nhà thầu xây dựng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình nhất là giá vật liệu xây dựng tăng đột biến thời gian gần đây, khiến doanh nghiệp ngành này lâm vào cảnh khó khăn. Trong khi đó, biên lợi nhuận thấp khiến các nhà thầu không có tích lũy. Nhà thầu yếu khoa học công nghệ, gần như đều đi thuê thiết bị. Trong nước không chế tạo, không nghiên cứu được, toàn bộ hệ thống công nghệ cho hạ tầng kỹ thuật phần ngầm còn yếu, dù đạt những thành tựu ngành Xây dựng rất lớn trong giai đoạn vừa qua, nhưng như thế là vẫn chưa đủ so với sự phát triển của thế giới.
Theo Thứ trưởng Bùi Hồng Minh, Vành đai 3, 4 Hà Nội trong thời gian qua đã mở ra không gian cho đô thị, nếu không tập trung hạ tầng kỹ thuật của các đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó có thể thấy tích lũy đến từ rất nhiều vấn đề chứ không phải chi phí trong xây dựng. Sự cạnh tranh của các thành viên hiệp hội cũng là vấn đề, cho nên trong cấu trúc VACC làm sao bố trí được các doanh nghiệp giảm sự cạnh tranh nội bộ với nhau, tập trung vào đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư sức mạnh theo từng nhóm, thì mới phát triển không chỉ trong nước mà cả quốc t
Phát biểu tham luận tại Đại hội, Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) cho biết, trong tình trạng bão giá vật liệu xây dựng thời gian qua, các nhà thầu xây dựng lâm vào tình trạng “càng làm nhiều, càng lỗ nhiều”. Để bảo vệ được quyền lợi của nhà thầu xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam và Bộ Xây dựng cần có kiến nghị khẩn cấp đến Chính phủ và Quốc hội để giữ lại thương hiệu Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước mạnh về lĩnh vực xây dựng.
“Nếu không có cơ chế, hành động sớm bảo vệ nhà thầu, chỉ trong 5-6 năm nữa, các thương hiệu xây dựng đầu đàn trong nước như Tổng công ty Sông Đà, Licogi, Lilama… sẽ tụt hậu về năng lực tài chính, năng lực thi công, công nghệ quản lý và dẫn đến tình trạng bị mất thương hiệu nhà thầu xây dựng Việt”, ông Ngọc đề xuuất.
Còn ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Newtecons, Phó chủ tịch VACC cũng cho rằng, thực trạng hiện nay là các nhà thầu đang bị lợi dụng chiếm dụng vốn, các chủ đầu tư lợi dụng nhà thầu xây dựng công trình nhưng nợ đến lúc bán hết sản phẩm mới trả hết tiền hoặc ép nhà thầu lấy nhà đất bán đi trừ nợ. Nhà thầu xây dựng phải nhìn sắc mặt nhân viên chủ đầu tư, quỵ luỵ đơn vị tư vấn giám sát.
“Không còn cách nào khác là nhà thầu xây dựng phải vươn lên và thay đổi. Văn hóa doanh nghiệp xây dựng phải đủ tầm, đủ văn hóa để đàm phán với chủ đầu tư và các nhà thầu phải bắt tay nhau, chia sẻ với nhau. Phải cùng nhau thống nhất và kiến nghị với chủ đầu tư không trả tiền thì nhà thầu đồng loạt không tham gia. Chủ đầu tư gây khó dễ phải có đội ngũ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình”, ông Dương chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Ngọc Tú, Phó tổng giám đốc Nhà thầu xây dựng Delta cho biết, nhìn chung biên độ lợi nhuận trong các năm gần đây đối với nhà thầu xây dựng rất thấp và có xu hướng giảm dần. Nếu bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, giá nguyên vật liệu biến động lớn thì hầu như không còn lợi nhuận.
Ông Tú cũng nêu lên một số vướng mắc, bất cập như: Hiện quy định của Nhà nước trong quản lý vốn đầu tư công và tư nhân đang được áp dụng trên cùng khung pháp lý như nhau. Nhưng để linh hoạt và chủ động thì cần có điều chỉnh để phù hợp hơn và tạo tính chủ động, hiệu quả đặc biệt với các dự án vốn tư nhân.
Bên cạnh đó, cần có thẩm định về sức khỏe tài chính của chủ đầu tư phải được đảm bảo bằng quy định chặt chẽ hơn, giám sát chấp hành tuyệt đối hơn từ các cơ quan quản lý nhà nước trước khi cấp phép xây dựng và trong quá trình triển khai để dự án về đích đúng hạn. Đồng thời, các bên phải quyết liệt trong công tác giảm nợ đọng trong xây dựng bằng các hình thức mạnh, tránh tình trạng chủ đầu tư chiếm dụng vốn của nhà thầu…
Chia sẻ với các nhà thầu, ông Bùi Hồng Minh cho biết, Bộ Xây dựng rất sẵn sàng, lắng nghe Hiệp hội và các doanh nghiệp về các đề xuất, để kiến nghị vứi Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách, làm cho môi trường kinh doanh minh bạch, thông suốt, thúc đẩy phát triển xã hội và xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu phát triển mạnh hơn.
[ad_2]