Bộ Xây dựng: Nguồn cung nhà ở thương mại vẫn chưa được cải thiện

[ad_1]

Nguồn cung nhà ở thương mại vẫn chưa được cải thiện là đánh giá của Bộ Xây dựng tại báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2022 vừa được công bố.

Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, một diểm đáng chú ý trong quý I vừa qua là số lượng dự án được cấp phép mới chỉ bằng khoảng 41%; trong đó, số căn hộ của các dự án bằng khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, trong quý I, cả nước hoàn thành có 22 dự án với 5.217 căn; số lượng dự án bằng khoảng 47% so với quý trước đó và bằng khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, tại miền Bắc có 13 dự án với 772 căn, miền Trung 5 dự án với 207 căn, miền Nam 4 dự án với 4.238 căn.

Số lượng dự án hiện đang triển khai xây dựng là 1.216 dự án với 332.387 căn, đã tăng thêm 16% so với quý trước đó nhưng vẫn chỉ bằng khoảng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, tại miền Bắc có 288 dự án với 157.116 căn, miền Trung 239  dự án với 104.860 căn, miền Nam có 689  dự án với 70.411 căn.

Đáng chú ý, số được cấp phép mới chỉ có 39 dự án với 18.660 căn, chỉ bằng khoảng 80% so với quý IV/2021 và bằng khoảng 41% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, miền Bắc có 21 dự án với 6.103 căn, miền Trung 7  dự án với 3.077 căn và miền Nam 11 dự án với 9.480 căn.

Qua số liệu này cho thấy, nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý I/2022 vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là số lượng dự án được cấp phép mới.

Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở, cả nước đã hoàn thành 9 dự án với 1.850 ô đất nền; số lượng dự án bằng khoảng 64% so với quý trước đó. Các dự án đang triển khai xây dựng có 181 dự án với 47.723 ô đất nền, tăng 3% so với quý IV/2021. Dự án được cấp phép mới là 13 với 4.854 ô đất nền, chỉ bằng 45% so với quý trước.

Với phân khúc nhà ở xã hội, cả nước đã hoàn thành 4 dự án với 1.450 tại Tiền Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Kon Tum. Số lượng dự án này cũng chỉ bằng 80% so với quý IV/2021 và bằng khoảng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện cả nước triển khai 98 dự án nhà ở xã hội với 122.990 căn, tập trung chủ yếu tại Bình Dương khi địa phương này chiếm tới 42 dự án. Số lượng dự án nhà ở xã họi đang triển khai đã tăng 24% so với quý trước đó và tăng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Bộ Xây dựng, có 3 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với quy mô 1.198 căn tại Lạng Sơn, Phụ Thọ, Quảng Ninh. Con số này tương đương với quý IV/2021 và tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự án nhà ở xã hội được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai là 9 dự án với 1.649 căn hộ, tương đương với quý trước đó.

Riêng nhà ở công nhân, cả nước đang triển 18 dự án với 14.348 căn, tăng hơn quý trước 28%; có 1 dự án được cấp phép mới với quy mô 864 căn tại Bắc Giang.

Đối với các dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú có 1 dự án đã hoàn thành tại Cao Bằng và số lượng này chỉ bằng khoảng 14% so với quý trước đó. Tuy nhiên, con số đang triển khai củ phân khúc này đã gần đuổi kịp quý trước với 52 dự án bao gồm 20.118 căn hộ du lịch và 7.887 biệt thự du lịch. Tỉnh Khánh Hòa dẫn đầu với 26 dự án, tiếp đến là Vĩnh Phúc 7 dự án và Phú Yên có 6 dự án.

Chỉ có 5 dự án mới thuộc phân khúc du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép mới với 67 biệt thự du lịch, 220 văn phòng kết hợp lưu trú và tập trung chủ yếu tại Hòa Bình, Cao Bằng. Số lượng các dự án này cũng bằng khoảng 83% so với trước và khoảng 33% so với cùng quý I/2021.

Về phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, các chuyên gia nhận định, sự thiếu nhất quán trong thực thi chính sách, sự chậm trễ của các cơ quan chức năng địa phương trong thực hiện cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư thứ cấp mua bất động sản xây dựng trên đất ở tại nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở) đang là vấn đề bất cập, gây “nghẽn” ở nhiều địa phương trên cả nước như: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Quốc, Phan Thiết (Bình Thuận), Kiên Giang, Bình Định…

Đây cũng chính là áp lực với nhà quản lý và Chính phủ cần phải xử lý việc này càng nhanh càng tốt để khơi thông sự phát triển chung của thị trường bất động sản.

[ad_2]

Xem thêm