Bất động sản công nghiệp miền Trung cần thêm lực đỡ chính sách

[ad_1]

Lực đỡ về chính sách không đủ thu hút doanh nghiệp đầu tư, nên bất động sản công nghiệp ở miền Trung chưa biết khi nào mới “cất cánh”.

KCN Du Long ở tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa có doanh nghiệp nào vào đầu tư

Những “mảnh ghép” rời rạc

Bên cạnh một số khu công nghiệp (KCN) mang lại hiệu quả bước đầu, không ít KCN ở miền Trung rơi vào cảnh “vườn không nhà trống” suốt nhiều năm vì “đói” chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư thứ cấp.

Tại Ninh Thuận, ngoài KCN Thành Hải do Nhà nước bỏ tiền đầu tư có tỷ lệ lấp đầy 100%,  nhiều khu đất tại 2 KCN Du Long và Phước Nam quanh năm cây cỏ “thế chân” nhà máy, xí nghiệp. Cụ thể, hơn 15 năm qua, Công ty cổ phần Đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận mới kêu gọi được hơn 10 dự án thứ cấp tại KCN Phước Nam, với tổng vốn đăng ký trên 206 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy KCN này đạt 16,94%, các doanh nghiệp chỉ đóng góp cho ngân sách tỉnh rất khiêm tốn.

KCN Du Long còn bê bết hơn. Sau hơn 14 năm “xí đất”, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng KCN Hoa Sen Du Long không kêu gọi được một doanh nghiệp nào vào đầu tư, đóng góp ngân sách nhà nước gần như… bằng không. Tính đến hết quý I/2022, chủ đầu tư mới “rót” 90/2.000 tỷ đồng (đạt 4%) vào KCN Du Long.

Trong khi đó, tại Khánh Hòa, năm 2021, KCN Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa) và KCN Suối Dầu (huyện Cam Lâm) mới thu hút được 2 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 1.321 tỷ đồng… Trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh này chỉ có một dự án đầu tư vào hạ tầng KCN (tổng vốn 1.800 tỷ đồng) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Không chỉ KCN, mà cụm công nghiệp (CCN) nhiều nơi ở miền Trung cũng “chết yểu”. Sau 5 năm kể từ ngày thành lập, đến tháng 6/2022, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại CCN Tịnh Bắc (Quảng Ngãi) chỉ hơn 8,8 tỷ đồng. Thất vọng là, CCN này mới chỉ đầu tư xây dựng được 1 tuyến đường nội bộ dài… 650 m.

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, khó khăn về nguồn đất đắp…, CCN Nông Sơn (Quảng Nam) cũng không đạt được tiến độ như kỳ vọng. Cho rằng dự án này chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan, UBND tỉnh Quảng Nam đã gia hạn thời gian thực hiện đến cuối năm nay.

Dù phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, nhưng thời gian qua, bất động sản công nghiệp ở miền Trung vẫn có những “ngọn đuốc” động lực, như Dự án KCN Quảng Trị vừa khởi động vào tháng 4/2022; Vingroup vừa đề xuất Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Vinhomes Vũng Áng (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh); Capella Land đề xuất đầu tư KCN Cam Liên (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình).

Nút thắt” cần tháo gỡ

Trên thực tế, thủ tục đầu tư, chính sách thu hút đầu tư và công tác quy hoạch phát triển KCN tại các tỉnh miền Trung đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cụ thể, Đà Nẵng có quy hoạch các KCN mới gồm Hòa Ninh, Hòa Nhơn, Hòa Cầm giai đoạn II, được Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các KCN tỉnh này tìm nhà đầu tư từ tháng 4/2020, nhưng đến tháng 6/2022 vẫn phải tiếp tục các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư.

Trong 6 dự án liên quan đến KCN thuộc Danh sách dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2023 mới được công bố, có 3 dự án gồm Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Điện Bàn 1; Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Thăng Bình 1; Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đại Lộc 1 vẫn đang vướng quy hoạch chung tại địa phương (chưa được phê duyệt), thậm chí chồng lấn các khu và CCN tại huyện/thị xã.

Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, các KCN, khu kinh tế của miền Trung là “bách hóa tổng hợp”, thứ gì cũng có, nhưng không có nét riêng biệt. Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch cảnh báo, sự di chuyển lao động trẻ, lao động có đào tạo từ miền Trung đến miền Đông Nam bộ vẫn là thách thức đối với sự phát triển của cả vùng.

Ngoài ra, ông Dương Đình Giám, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược đánh giá, trong phạm vi chiều dài bờ biển 450 km từ Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) đến Nhơn Hội (Bình Định) có 4 khu kinh tế ven biển và một khu công nghệ cao. Điều này làm phân tán nguồn lực đầu tư vào hạ tầng các KCN.

[ad_2]

Xem thêm