“Mỏ vàng” bất động sản vệ tinh

[ad_1]

Giá trị đầu tư thấp, tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt và hơn hết là hạ tầng kết nối liên tỉnh ngày càng hoàn thiện là những yếu tố khiến bất động sản vệ tinh trở thành “mỏ vàng” hấp dẫn giới đầu tư địa ốc.

Sông Cổ Cò nối Đà Nẵng và Quảng Nam đã hình thành hàng trăm Dự án bất động sản tầm cỡ
Sông Cổ Cò nối Đà Nẵng và Quảng Nam đã hình thành hàng trăm dự án bất động sản tầm cỡ.

Xu hướng dịch chuyển tất yếu

Nhiều đại gia địa ốc đã chuyển dòng vốn qua các tỉnh có thị trường sơ khai, giá đất mềm và dư địa tăng giá cao. Đây được xem là xu hướng dịch chuyển tất yếu trong bối cảnh các thị trường TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đang đối mặt với tình trạng nguồn cung bất động sản tiếp tục khan hiếm.

Các thông tin khả quan về đầu tư hạ tầng giao thông kết nối Bắc – Nam chính là đòn bẩy tăng giá cho các khu vực miền Trung. Ngoài các hệ thống giao thông nền tảng như đường sắt, đường hàng không, Quốc lộ 1A, thì tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đang dần “thành hình”, các tuyến đường ven biển cũng đã được triển khai đồng bộ, kết nối các tỉnh miền Trung với nhau.

Đơn cử, tại Bình Định, những công trình hạ tầng ngàn tỷ đồng đã và đang được hoàn thiện, như Quốc lộ 19 mới nối biển Quy Nhơn lên Tây Nguyên; Quốc lộ 18, tuyến ĐT 639 vừa hoàn thành; tuyến ven biển nối Quy Nhơn đến TX. Hoài Nhơn…, giúp địa phương này “ghi danh” đi đầu về xây dựng hạ tầng chiến lược.

Bàn về xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư về các thị trường mới, TS. Trần Du Lịch – thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, có 2 vấn đề là động lực quan trọng cho sự phát triển của các thị trường đặc thù này: sự góp mặt của nhà đầu tư tiên phong và hạ tầng giao thông kết nối.

Quảng Bình hút dòng vốn mới

Việc hội đủ 5 loại hình giao thông (Cảng hàng không Đồng Hới nằm trong nội đô và các trục giao thông huyết mạch quốc gia như cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam, tuyến ven biển, đường Hồ Chí Minh…) đã góp phần làm khởi sắc diện mạo tỉnh Quảng Bình, biến vùng đất nắng gió miền Trung trở thành điểm sáng trong làn sóng chuyển dịch của dòng vốn đầu tư. Tại đây có sự xuất hiện của các dự án quy mô như Đại đô thị biển nghỉ dưỡng, giải trí với phạm vi quy hoạch gần 2.000 ha của Tập đoàn FLC tại ven biển 2 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh; Khu nghỉ dưỡng Pullman; Mövenpick; TMS Resort; Sandy Hills; Melia; Wyndham…

Dẫn ví dụ về Quy Nhơn – một trong những thị trường mới đáng chú ý hàng đầu hiện nay, TS. Trần Du Lịch cho rằng, sự hấp dẫn của thị trường này được tạo dựng từ bước chân của những “sếu đầu đàn”. 5-7 năm trước, khu vực Dự án FLC Quy Nhơn (Nhơn Lý) là một cồn cát, tỉnh mất gần 10 năm làm đường trục, làm cầu Nhơn Hội, đổ tiền vào hạ tầng mà vẫn không có nhà đầu tư. Cả bờ biển dài 12 km, các nhà đầu tư xin đất nhưng không ai làm.

“Chỉ đến khi FLC đặt chân về đây, mới thấy được sự quyết tâm thay đổi diện mạo vùng đất này. Và chỉ dự án này đã làm thay đổi hoàn toàn nơi đây, mở ra cơ hội cho không chỉ thị trường du lịch, mà cả thị trường bất động sản”, TS. Trần Du Lịch nói.

Có ý kiến cho rằng, vì các thị trường truyền thống như TP.HCM, Hà Nội hết cơ hội, nên nhà đầu tư mới dịch chuyển về các tỉnh. Nhưng theo TS. Trần Du Lịch, cơ hội chưa hết vì đất còn mênh mông lắm, nhưng vì sao không thể phát triển được mà cứ chen lấn về các khu trung tâm nội thành, đơn giản vì giao thông không có và đầu tư sẽ chết nếu không có giao thông. 

Trong khi đó, nhiều địa phương mới đang cho thấy sức bật mạnh mẽ trong việc quy hoạch hạ tầng, như Bình Định, Phú Yên. Điều này khiến các địa phương này trở thành tâm điểm mới trên thị trường địa ốc.

Chỉ trong 4 năm, Bình Định đã làm được những dự án hạ tầng mang tính đột phá, trong đó có tuyến đường trục Khu kinh tế nối dài từ Cảng hàng không Phù Cát về Khu kinh tế Nhơn Hội (18,5 km), tuyến đường ven biển từ Cát Tiến đến Đề Gi (hơn 21,5 km)… Đến nay, tuyến Quốc lộ 19 mới và tuyến đường phía Tây tỉnh đã hoàn thành, đưa vào khai thác, mở ra những đô thị ven biển gắn với kinh tế và tiềm năng rất lớn.

Tại Bình Định, Hoài Nhơn là “mỏ vàng” đang được nhiều nhà đầu tư đang đổ về để khai phá, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh quỹ đất còn tương đối phong phú, nơi đây được xem là khu vực có đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Tổ hợp Khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend tại Quảng Bình
Tổ hợp Khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend tại Quảng Bình.

“Điểm sáng” trên thị trường vệ tinh

Bên cạnh các thị trường vệ tinh lâu năm như Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) , Nha Trang (Khánh Hòa)…, hàng loạt “ông lớn” trong ngành địa ốc đang ồ ạt đổ vốn về khu vực Bắc miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An để khai thác “mỏ vàng” còn bỏ ngỏ.

Tại Quảng Trị, Công ty TNHH T&T Land Gio Hải (Tập đoàn T&T) đang tích cực triển khai Dự án Khu dịch vụ – du lịch Gio Hải (xã Gio Hải, huyện Gio Linh) thuộc Khu dịch vụ – du lịch Cửa Việt, nằm trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.650 tỷ đồng, Dự án gồm các phân khu: khu khách sạn tiêu chuẩn 4 sao; khu thương mại dịch vụ (gồm khu chăm sóc sức khỏe cổ truyền, chăm sóc sức khỏe hiện đại, ẩm thực); khu resort nghỉ dưỡng (bao gồm các biệt thự nghỉ dưỡng); khu spa, thủy đình, cảnh quan cây xanh…; dự kiến hoàn thành vào quý IV/2023.

Bất động sản Phú Yên khởi sắc

Một số nhà đầu tư có tên tuổi như Tập đoàn Hưng Thịnh, Sun Group, Novaland, Vinaconex và Vina Capital đã có những đề xuất triển khai các dự án quy mô lớn tại tỉnh Phú Yên. Thông qua quy hoạch, nhìn từ hạ tầng chiến lược đang được tỉnh triển khai và thực hiện, các chuyên gia kinh tế đánh giá, nhiều dư địa tăng trưởng cùng những xung lực đầy triển vọng khiến thị trường bất động sản tỉnh này sôi động hơn bao giờ hết.

Tập đoàn Vingroup đã “tiến quân” vào thị trường bất động sản Quảng Trị với Dự án Vincom Shophouse Royal Park tại TP. Đông Hà. Dự án được đánh giá là một đòn bẩy quan trọng góp phần đưa Quảng Trị vươn mình phát triển đột phá, trở thành tâm điểm kinh tế của khu vực duyên hải miền Trung. Là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup sở hữu hệ sinh thái toàn diện từ bất động sản, du lịch – vui chơi – giải trí, công nghệ, công nghiệp cho đến y tế, giáo dục… Điều thú vị là, những vùng đất có sự xuất hiện của Vingroup đều “thay da đổi thịt” nhờ sự thăng hạng của cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chất lượng sống.

Quảng Trị là điểm đầu trên Hành lang kinh tế Đông – Tây, nối với Lào – Thái Lan – Myanmar qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Nơi đây có kết nối giao thông vùng hoàn hảo với cả 4 hệ thống: đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt. Những năm qua, với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, địa phương này bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trở thành “tọa độ vàng” thu hút nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.    

Chia sẻ góc nhìn từ một doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư về những vùng đất mới ngay từ giai đoạn bước vào lĩnh vực bất động sản, ông Trần Ngọc Thái, Giám đốc Khối Đầu tư và Phát triển quỹ đất của Tập đoàn Đất Xanh miền Trung nhấn mạnh yếu tố môi trường đầu tư. Khi chính quyền tỉnh quyết tâm tạo dựng môi trường công tâm, công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược, thì doanh nghiệp cũng dốc toàn tâm, toàn lực để phát triển và định vị thị trường.

Những dự án của Đất Xanh miền Trung tại các thị trường mới, trong đó có Phú Yên, Quảng Bình, Bình Định đã được xây dựng với tư duy trên. Với những thị trường mới, Tập đoàn quan tâm đến việc đầu tư vào một quần thể lớn để tự tạo ra thị trường. “10 hay 30 ha đất không có ý nghĩa gì, mà phải là những tổ hợp đa tiện ích, tối thiểu 300 ha. Trên diện tích đó, chúng tôi phải làm sao tạo ra được đa dạng các sản phẩm để lôi kéo các nhà đầu tư và du khách”, ông Trần Ngọc Thái chia sẻ.

[ad_2]

Xem thêm