Bài trí bàn thờ Thần tài kích hoạt tài lộc

[ad_1]

Nhiều gia đình, nhất là các gia đình kinh doanh thường cúng Thần tài quanh năm để cầu tài lộc, mua may bán đắt. Do đó, việc bài trí bàn thờ thần tài là rất quan trọng.

Bố cục bàn thờ thần tài

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, để cầu xin ngài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. 

Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà. Hàng năm, ngày 10/1 Âm lịch là ngày Tết của Thần Tài, vào ngày này mọi người hay mua một ít vàng một ít bạc cho vào két sắt hay cất vào nơi tư mật. 

Trên bài vị thờ Thần tài (hình trên), các chữ Hán đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới được dịch ra như sau:

– TỤ BẢO ĐƯỜNG: Nhà chứa của quý báu.

– Chiêu tài: Mời gọi tiền của.

– Tiến bảo: Dâng hiến bảo vật.

– Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.

– Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.

Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng.

Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là: Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng) – Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).

– Như ý cát tường: Tốt lành như ý muốn.

– Nhứt phàm phong thuận: Thuận buồm xuôi gió.

– Tứ quý bình an: Bốn mùa bình an.

Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:

– NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN

– TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN

– Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương.

– Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).

– Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:

– Thổ Công, làm chủ nền nhà.

– Thổ Thần, làm chủ khu đất.

– Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.

– Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.

– Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.

– Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.

– Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.

– Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay.

Cách bài trí kích hoạt tài lộc

Theo sơ đồ trên ta thấy: Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị Thần tài như đã nói ở phần trên. Bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, bên phải là ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ tiền xu bằng đồng, một hũ gạo, một hũ muối. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.

Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định (sẽ nói rõ ở phần sau). Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, gia chủ nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện sẽ trở nên trục trặc. Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, gia chủ đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình vòng cung. Trên mặt đất Tam cước Thiềm thừ, tức cóc vàng ba chân để bên trái (từ ngoài nhìn vào), miệng ngậm tiền chầu mặt vào bát hương. Tỳ hưu còn gọi là Kỳ Hưu để bên phải, mặt nhìn ra cửa chính hoặc cửa phòng hút tài khí từ đường vào, Tỳ hưu có thể để trên mặt đất, có thể để cùng trên ban thờ đều được.

Ngoài cùng trên mặt đất, gia chủ nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi, bên trong thả 8 đồng càn khôn tiền xu đồng ngoài tròn có xuyên lỗ vuông).

Trên nóc bàn thờ Thần tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương – Tà Thần tài Di Lặc hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.

Chúng ta không thể xác định được người Việt Nam thờ Thần tài vào lúc nào, bởi như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người Việt Nam khi sống cùng các gia đình Hoa kiều đã ảnh hưởng và tiếp thu tục lệ của người Hoa. Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, ông Địa, ông Táo.

Do đó, người Hoa làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là “bài vị Thần tài”, và chúng ta thấy bài vị này được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp. Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề “TỤ BẢO ĐƯỜNG” nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quý báu, phía dưới có vẽ một cái “TỤ BẢO BỒN” là cái chậu huyền diệu chứa của báu.

Về Ngũ Hành, bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông Địa, Thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.

Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước. Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.

Riêng các vị Thần Tài, ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết Như Nguyện đã nói trên. Cũng có quan niệm cho rằng, Thần tài là một phiên bản của Thần đất (Thổ địa) – vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt giúp trấn an trên con đường mưu sinh.

Thần đất cũng là một trong các vị thần bản địa được mang vào để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dần về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần tài xuất hiện.

Thần tài là một dạng thức khác của Thần đất. Nếu Thần đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp, thì Thần tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần tài có ít nhiều thay đổi. Hiện nay, tượng Thần tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.

Mặc dù Thần tài được xem là một hình tượng khác của Thần đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, hiếm khi thờ cúng Thần tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ địa.

Người ta không chỉ cúng Thần tài vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng, chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần tài “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm.

Vào ngày Tết, vai trò của Thần tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng, năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

[ad_2]

Xem thêm