Bất động sản công nghiệp tăng tốc đón sóng đầu tư

[ad_1]

Năm 2022, bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ vẫn duy trì được sức hút được thúc đẩy bởi môi trường kinh doanh ổn định và hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.

Ảnh minh họa.
Bất động sản công nghiệp vẫn là phân khúc có kết quả tăng trưởng đầy lạc quan.

Tăng tốc tạo hàng

Năm 2022 được kỳ vọng là một năm bội thu của Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) nhờ vào nhu cầu thuê đất khu công nghiệp phục hồi giai đoạn hậu Covid-19. Từ đầu tháng 12/2021, Khu công nghiệp Hựu Thạnh (Long An) do IDICO làm chủ đầu tư đã đủ điều kiện tiếp nhận khách thuê với diện tích khoảng 524 ha, đồng thời, hoàn thiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lúa và giải phóng mặt bằng giai đoạn II, Khu công nghiệp Cầu Nghìn (Thái Bình).

Những khu công nghiệp khác của IDICO như Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng cũng đang tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các hạng mục công trình để chuẩn bị đón khách thuê. Đại diện IDICO cho biết, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Tổng công ty sau khi thoái hết phần vốn nhà nước và chuyển sang mô hình hoạt động mới.

Trong chu kỳ mới, số lượng lớn các khu công nghiệp được quy hoạch và thành lập với sự tham gia mạnh mẽ của các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Với Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An, ngay trong thời điểm Covid-19 diễn biến căng thẳng, nhưng không muốn bỏ lỡ làn sóng dịch chuyển của dòng vốn FDI, doanh nghiệp này vẫn khởi công Dự án Khu công nghiệp Việt Phát (Long An) với toàn bộ diện tích 1.214 ha đã được giải phóng mặt bằng.

Công ty Tân Thành Long An cho biết, trong quá trình thực hiện Dự án, Covid-19 đã gây rất nhiều khó khăn, trong đó, đáng kể nhất là chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy gây ra tình trạng tăng giá vật tư xây dựng. Tuy vậy, với nỗ lực hết mình, doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án như kế hoạch đã đặt ra.

Chỉ sau hơn 1 năm khởi công, Khu công nghiệp Việt Phát đã hoàn tất hạ tầng kỹ thuật với diện tích hơn 100 ha đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp vào tháng 9/2021. Đến tháng 12/2021, phần diện tích đủ điều kiện đón nhà đầu tư tăng lên 160 ha. Dự kiến, tới tháng 6/2022, Khu công nghiệp Việt Phát sẽ hoàn tất hạ tầng kỹ thuật với diện tích trên 220 ha đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp và con số này tăng lên thành 295 ha vào tháng 12/2022.

Ngoài những doanh nghiệp nói trên, hàng loạt nhà phát triển bất động sản công nghiệp khác cũng sẵn sàng quỹ đất để đón sóng nhà đầu tư trong năm 2022. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – Công ty cổ phần (Becamex IDC) hiện là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn nhất cả nước với hơn 1.400 ha.

Đứng sau Becamex là Sonadezi Châu Đức khi sở hữu Khu công nghiệp Châu Đức với 1.215 ha, trong đó tỷ lệ lấp đầy mới đạt 30%. Ở phía Bắc, Tổng công ty Viglacera – Công ty cổ phần sở hữu 10 khu công nghiệp và diện tích sẵn sàng cho thuê lên đến hơn 1.100 ha.

Công nghệ sẽ là xu hướng dẫn dắt

Đã từng có những lo ngại về sức hấp dẫn của thị trường bất động sản công nghiệp khi những ổ dịch lớn bùng phát lại diễn ra tại những thủ phủ công nghiệp hàng đầu cả nước như. Tuy nhiên, ngay khi cả nước bước vào trạng thái bình thường mới theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, bất động sản công nghiệp vẫn là phân khúc có kết quả tăng trưởng đầy lạc quan.

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận dịch vụ bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam, đánh giá: “Cùng với kế hoạch mở cửa trở lại, việc Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình các nhà đầu tư nước ngoài cũng hứa hẹn khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp địa phương”.

Báo cáo gần đây của Bộ Xây dựng cho thấy, tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp của 8 tỉnh, thành phố Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đạt khoảng 80%. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ những khu công nghiệp có chuyển biến mạnh về mặt công nghệ, thích ứng với điều kiện sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh. 

Theo đánh giá của ông John Campbell, chuyển đổi số là chiến lược để bắt kịp xu hướng của bất động sản công nghiệp trong tương lai. Nhu cầu gia tăng của ngành thương mại điện tử khiến các doanh nghiệp phải vận hành với tốc độ cao, mở rộng kho lưu trữ để kịp thời đáp ứng đơn hàng.

“Để bắt kịp chuỗi cung ứng và thực hiện chiến lược 4.0, ngành sản xuất có thể tăng trưởng 16% vào năm 2030 nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai công nghệ cấp trung bình”, ông John Campbell dự báo.

Nhìn nhận về sự gia tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp thời gian qua, ông Phạm Văn Nam, đồng sáng lập Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam nhận xét, trong chu kỳ mới, số lượng lớn các khu công nghiệp được quy hoạch và thành lập với sự tham gia mạnh mẽ của các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Ông Phạm Văn Nam cho rằng, thời gian qua, việc phong tỏa và hạn chế đi lại đã làm chậm đáng kể sự di dời hoat động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc như dự kiến trong năm 2021. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022, khách thuê và nhà đầu tư cũng sẽ có thêm lựa chọn về nguồn cung mới.

[ad_2]

Xem thêm